Quản lí dự án

1. Quản lý dự án xây dựng là gì?

Quản lý dự án xây dựng là một dịch vụ chuyên nghiệp sử dụng các kĩ thuật chuyên môn để quản lý các công trình đầu tư xây dựng. Quản lý một dự án xây dựng là thực hiện giám sát và chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng một dự án từ đầu đến khi hoàn tất công trình.

 

Quản lý dự án xây dựng là gì?

2. Vai trò của quản lý dự án trong ngành xây dựng

Quản lý dự án có vai trò rất quan trọng trong ngành xây dựng. Công việc này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và tiến độ thực hiện dự án. Dưới đây là một số vai trò cơ bản của quản lý dự án:

  • Kiểm tra, giám sát tiến độ các công việc và lên kế hoạch phù hợp với mốc thời gian đã duyệt.
  • Đánh giá tình trạng quá trình thực hiện, đảm bảo dự án đang được triển khai đúng kế hoạch.
  • Trợ giúp trong công việc tạo, xem xét và đánh giá các chỉ tiêu khi lựa chọn nhà thầu phù hợp.
  • Giúp nhà thầu kiểm tra và báo cáo các vấn đề về nhân sự và thiết bị.
  • Theo dõi tiến độ và đánh giá tình trạng hoàn thiện của dự án.
  • Báo cáo những sai sót, chậm trễ trong quá trình thực hiện công trình và đưa ra những yêu cầu về biện pháp khắc phục.
  • Báo cáo tình hình theo yêu cầu và đưa ra những chính sách đảm bảo chất lượng dự án đúng theo mục tiêu đã đề xuất.
  • Tư vấn cho hệ thống kiểm soát tài liệu của dự án.
  • Trợ giúp giải quyết các vấn đề thu công.
  • Kiểm tra và tư vấn về thiết kế của công trình.
  • Hỗ trợ kiểm soát những vấn đề phát sinh.
  • Hỗ trợ xây dựng công trình tạm thời, các khoa bãi tập thể, hệ thống điện nước, văn phòng ở công trường để phục vụ trong quá trình thi công.
  • Kiểm tra kế hoạch đào tạo và vận hành.
  • Đảm bảo quá trình thi công an toàn.
  • Hỗ trợ kiểm tra chất lượng và số lượng của vật liệu thi công.

 Quản lý dự án có vai trò quan trọng trong xây dựng

3. Đối tượng

  • Cán bộ ban quản lý dự án, cán bộ làm việc cho chủ đầu tư
  • Cán bộ điều hành doanh nghiệp xây dựng, ban QLDA
  • Kỹ sư làm việc tại phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, ban quản lý
  • Các cá nhân khác làm việc cho chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu…
  • Các công ty muốn hoàn thiện và nâng cao chứng chỉ năng lực đơn vị

4. Quy định về chứng chỉ quản lý dự án

Quy định về chứng chỉ quản lý dự án được quy định rất rõ trong điều 54 nghị định 100/2018/NĐ-CP về việc cấp chứng chỉ quản lý dự án:

Các cá nhân đảm nhận chức giám đốc quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp

Quy định cấp chứng chỉ quản lý dự án:

– Hạng I: Đã làm giám đốc của ít nhất 1 dự án từ nhóm A hoặc 2 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên, hoặc có một trong 3 chứng chỉ hành nghề là thiết kế xây dựng hạng I, giám sát thi công hạng I, định giá xây dựng hạng I và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 1 dự án từ nhóm A hoặc 2 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên

– Hạng II: Đã làm giám đốc quản lý dự án từ nhóm B hoặc 2 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên hoặc có một trong 3 loại chứng chỉ hành nghề sau: thiết kế xây dựng hạng II, giám sát thi công xây dựng hạng II, định giá xây dựng hạng II. Đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 1 dự án từ nhóm B hoặc 2 dự án từ nhóm C hoặc 3 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật cùng loại trở lên.

– Hạng III: Đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 1 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên

Phạm vi hoạt động:

– Hạng I: Được làm giám đốc quản lý dự án của tất cả các nhóm dự án tương ứng với dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề

– Hạng II: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm B, C tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề

– Hạng III: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

5. Hồ sơ cần chuẩn bị để cấp chứng chỉ quản lí dự án.

+ Đơn đề nghị theo mẫu và đính kèm 02 ảnh màu có kích cỡ 4x6cm và nền màu trắng.
+ Tiếp theo, bạn cần có các bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn được cấp bởi các cơ sở đào tạo hợp pháp, được gọi là chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án, và đính kèm tệp tin chứa ảnh màu của chúng.
+ Ngoài ra, bạn cần có bản kê khai kinh nghiệm của cá nhân, được xác nhận bởi cơ quan hoặc tổ chức quản lý trực tiếp nơi bạn làm việc hoặc thành viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp nếu bạn là hội viên của tổ chức đó.
+ Cuối cùng, bạn cần tài liệu chứa thông tin về các hợp đồng hoạt động xây dựng quản lý dự án mà bạn đã tham gia và các văn bản về việc phân công công việc cho bạn liên quan đến nội dung kê khai.

TẬP ĐOÀN GIÁO DỤC VNI

Điện thoại: 0822 86 5858 – 0823 86 5858

Trụ sở chính: Số 89, Hồ Tùng Mậu, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội

Văn phòng tuyển sinh: Số 475, Hoàng Quốc Việt, P. Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng tuyển sinh: Số 71, Cộng Hòa, P.4, Q. Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

Văn phòng tuyển sinh: Số 68, đường Lê Hồng Phong, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ